Cùng điểm ngược danh sách những thương hiệu đang mất hút dần tại Mỹ.
10. Road & Track
Thành lập năm 1947, Road & Track là tạp chí ô tô lâu đời và được đánh giá cao nhất tại Mỹ. Tuy nhiên, khi các đối thủ mới liên tục xuất hiện, đặc biệt là những website chuyên về ô tô, Road & Track kinh doanh ngày càng chật vật. Số trang quảng cáo của họ đã giảm gần 30% năm ngoái.
Tạp chí cũng phải cắt 31% số trang chính nửa đầu năm nay.
9. Mitsubishi Motors
Dù có thành công nhất định với hai dòng xe Lancer và Eclipse, Mitsubishi Motors cũng sẽ sớm phải khăn gói rời Mỹ như American Suzuki Motor năm ngoái. Năm 2012, hãng chỉ bán được gần 60.000 xe, thấp hơn nhiều so với 80.000 năm trước đó. Thị phần của Mitsubishi tại Mỹ là 0,3% hồi tháng 4.
Ít mẫu mã và nhận thức của khách hàng về thương hiệu không tốt là nguyên nhân thất bại của Mitsubishi.
8. Leap Wireless
Leap Wireless International được coi là kẻ bại trận trong cơn bão M&A viễn thông thời gian gần đây. AT&T mua T-Mobile, còn Sprint Nextel được cả Softbank và Dish Network đeo bám. Vì vậy, chỉ với thương hiệu Cricket, Leap hiện quá nhỏ để cạnh tranh với các đối thủ.
Cổ phiếu của hãng đã giảm tới 90% trong 5 năm qua.
7. WNBA
Ký ức thương hiệu. Thương hiệu
Sự thích nghi giúp bạn tìm ra cách để thích nghi và phát triểnỦy viên lâu đời nhất của Hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA), David Stern, sẽ nghỉ hưu tháng 2/2014. Ông là người ủng hộ nhiệt tình với NBA cho nữ (WNBA). Vì vậy, giới phân tích cho rằng WNBA sẽ khó tồn tại được qua năm sau.
Giải đấu được thành lập năm 1996 và hiện có 12 đội. Năm 2012, số lượng người đến xem trung bình chỉ là hơn 7.400, bằng nửa giải nam. Lượng người xem qua TV cũng rất thấp.
6. Olympus
Trừ các đại gia như Canon, Sony hay Nikon, chẳng công ty nào còn muốn nhảy vào thị trường máy ảnh kỹ thuật số nữa.
Doanh thu toàn cầu đã giảm 18% năm 2012 kể từ mức đỉnh năm 2010. Theo giới phân tích, nguyên nhân là sự xuất hiện của các smartphone có tính năng chụp ảnh vượt trội. Vì thế, sẽ chẳng ai ngạc nhiên nếu biết Olympus, vốn chỉ có 7% thị phần, đã lỗ ba năm liên tiếp. Doanh thu của hãng thậm chí luôn chỉ bằng hai phần ba dự báo.
5.
Volvo
Tại Mỹ, Volvo chưa bao giờ là một đại gia với phân khúc ôtô siêu sang. Đến đầu tháng 4, thị phần của hãng tại đây chỉ còn 0,3%. Các mẫu xe của Volvo cạnh tranh trực tiếp với General Motors và Toyota. Thậm chí là cả dòng bình dân của BMW, Mercedes và Audi.
Vì vậy, nhu cầu của người Mỹ với Volvo rất thấp. Bốn tháng đầu năm, doanh số của Volvo giảm tới 8%, trong khi toàn thị trường tăng 7%.
4. LivingSocial
Kể từ khi ra mắt, website mua nhóm LivingSocial chưa bao giờ vượt Groupon. Và khi hình thức kinh doanh này thoái trào, LivingSocial lại càng gặp khó.
Quý I, hãng lỗ tới 50 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 156 triệu USD. Tạp chí quảng cáo nổi tiếng AdWeek còn nhận xét họ sẽ chẳng ngạc nhiên nếu LivingSocial “bị bán cho một công ty lớn hơn năm 2014”.
3. Tạp chí Martha Stewart Living
Xuất bản là một trong ba mảng kinh doanh của Martha Stewart Living Omnimedia. Tuy nhiên, 5 năm qua, doanh thu mảng này đã giảm từ 179 triệu USD xuống còn 122 triệu USD.
Thậm chí năm ngoái còn lỗ 62 triệu USD. Bán và đình bản một số đầu báo không giải quyết được vấn đề, khi nguyên nhân là doanh thu quảng cáo trên “át chủ bài” Martha Stewart Living giảm sút. Giới phân tích cho rằng hãng nên chuyển các tạp chí thành trực tuyến để tiết kiệm chi phí giấy và in ấn.
2. Nook
Thiết bị đọc sách điện tử của Barnes & Noble đã gặp khó ngay từ đầu khi ra mắt đúng thời điểm Kindle của Amazon.com đang làm mưa làm gió.
Sau khi iPad của Apple xuất hiện, tình cảnh của Nook lại càng thêm bết bát. Doanh thu quý gần nhất giảm 26% so với cùng kỳ. Bất lợi của sản phẩm này nằm ở lượng độc giả online. Trong khi Amazon.com có tới 130 triệu khách ghé thăm mỗi tháng, thì Barnes & Noble chỉ vẻn vẹn 6 triệu.
1.
JC Penney
Hãng bán lẻ JC Penney đã gặp rất nhiều rắc rối thời gian gần đây khi doanh thu liên tục giảm sút. Ngành bán lẻ có sự cạnh tranh rất lớn, cả với cửa hàng truyền thống và trực tuyến. Các đối thủ sừng sỏ của JC Penney như Walmart, Target hay Macy’s đều đang lớn mạnh. Bên cạnh đó, trên mặt trận online, JC Penney cũng đang bị Amazon.com và eBay lấy mất thị phần.
Trong một năm tính đến đến 3/2, doanh thu của hãng đã giảm gần 25%.
Như vậy, dẫn đầu danh sách những thương hiệu đang mất hút tại Mỹ là hãng bán lẻ JC Penney, tiếp đến là các tên tuổi đình đám khác như Volvo, Olympus hay Mitsubishi cũng đang dần biến mất khỏi thị trường này.
Theo www.marketing.24h.com.vn
Facebook Twitter LinkedIn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét